top of page
Writer's pictureNNAdmin NGƯỚC Organization

| BƯỚC VÀO "HÈ HÈ": TỪNG MẢNH THỜI GIAN |

Nhật ký dấu yêu,


Tớ vẫn luôn có một băn khoăn này… Mỗi ngày đều có 24 giờ, mỗi người đều sở hữu hai chu kỳ tuần hoàn của kim giờ trên đồng hồ, vậy có ai là thiếu thời gian đâu nhỉ? Chỉ là… đâu là mối bận tâm lớn hơn thôi. Và kỳ khôi ở chỗ, mấy ngày nay, tớ rơi đúng vào tình trạng đó luôn! Hôm trước tớ đã liệt kê ra muôn vạn điều kỳ thú để tớ trải nghiệm trong hè này, nhưng tớ còn chẳng biết làm thế nào để nhét chúng vừa vặn vào cuộc sống của mình.


Rắc rối ở đâu thì mình phải tháo gỡ ở đó thôi nhỉ? Tớ bắt đầu tìm hiểu về các phương pháp phân bố thì giờ, và chủ đề này hấp dẫn hơn cả những mường tượng ban đầu của tớ đấy!


Dòng lịch sử của khái niệm “quản lý thời gian” bắt đầu vào năm 1911, khi quyển sách “The Principles of Scientific Management” (Tạm dịch: Lý thuyết quản lý khoa học), công trình nghiên cứu của Frederick Winslow Taylor cùng các cộng sự là Frank và Lillian Gilbreth, ra đời và trở thành ấn phẩm đầu tiên về lĩnh vực này.

Hiện nay thì có đến hàng trăm, hàng nghìn nguồn thông tin khác nhau về quản lý thời gian luôn rồi. Với một người mới “nhập môn” như tớ, có lẽ quyển “Eat that frog” (Tạm dịch: Ăn một con ếch) của Brian Tracy khá phù hợp và dễ hiểu. Nếu điều đầu tiên trong ngày tớ làm là ăn một con ếch thì sao nhỉ? Nghe đáng sợ nhỉ? Nhưng điều hay ho là 1, tớ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì tớ đã hoàn thành xong công việc tồi tệ nhất và 2, con ếch sẽ không ngồi cả ngày ở đó, giương cặp mắt nhìn tớ đe dọa. Wow, “Eat that frog” cũng không gây cho mình rắc rối về dung lượng hay nội dung gì cả, và nó đã dạy cho mình rất nhiều về tính trì hoãn! Ngoài ra, mình cũng đang tìm đọc thêm "168 Hours: You Have More Time Than You Think" (Tạm dịch: "168 giờ: Bạn có nhiều thời gian hơn bạn nghĩ") của Laura Vanderkam và “The 4 - hour workweek” (Tạm dịch: "Tuần làm việc 4 giờ") của Timothy Ferris (bạn tớ có giới thiệu rằng cuốn này được coi như là kinh điển và có nhiều góc nhìn mới lạ lắm nhé).


Tìm hiểu sâu hơn, tớ cũng đã tìm được nhiều phương pháp để quản lý thời gian hiệu quả. Tớ ưng ý nhất với “ma trận” của tác giả Stephen Covey, phát triển dựa trên quy tắc của Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower luôn cơ nhé. Trong ma trận đó, chúng ta phải lập 2 cột “Khẩn cấp” và “Không khẩn cấp”, kèm 2 hàng là “Quan trọng” và “Không quan trọng”. Kết hợp các mục đó, họ sáng tạo ra các công thức sau:

~ Khẩn cấp + Quan trọng = Căng thẳng, Deadline, Vấn đề phát sinh

~ Không khẩn cấp + Quan trọng = Thời gian chất lượng (thường là để tập thể dục nè, đi chơi với gia đình nè,...)

~ Khẩn cấp + Không quan trọng = Gây xao nhãng. Chẳng hạn như một cuộc điện thoại bất chợt đó.

~ Không khẩn cấp + Không quan trọng = Mấy việc lặt vặt. Nhưng tớ nhận thấy, đây lại là mục mà tớ từng dành nhiều thì giờ nhất. Nào là lướt mạng xã hội, nào là xem phim, nào là “hóng drama”... Phải bỏ thôi!


Ngoài ra, có nhiều công cụ khác để quản lý thời gian, như Pomodoro, Rapid Planning, Time Blocking,... Tớ nghĩ sẽ tạo một bài kiểm tra nhỏ xem với phương pháp nào thì mình sẽ tập trung và hiệu quả cao hơn.


A, và còn một điều nữa nhật ký ạ! Làm thế nào để ghi chép lại quá trình của mình? Trước nay, tớ quen dùng Google Calendar kèm Keep, tuy nhiên tớ đang tập làm quen với một quyển sổ Bullet Journal xinh xinh để mình được thoải mái sáng tạo hơn. Có nhiều người cũng sử dụng các ứng dụng khác trên điện thoại để giúp họ tập trung hơn và theo dõi tiến độ công việc ý. Nào là Notion, nào là Forest, nào là Trello, Toggl, Focus, Rabbit, Rescue Time,... App “Stay Free” còn có thể nhắc nhở mình về lượng thời gian dùng điện thoại mỗi ngày nữa cơ!


Haizz, sau một hồi tổng kết lại, tớ nghĩ có lẽ việc có một cuộc sống kỷ luật, có kế hoạch mà không căng thẳng cũng không khó khăn đến vậy. Từng mảnh thời gian trong mùa hè này, tớ sẽ tận dụng thật tốt! Giờ thì tớ bắt tay vào sắp xếp lịch trong tuần tới đây, bye-bye!


-------------------------------------


Dear Diary,


I’ll probably spend forever wondering about this. Every day has 24 hours, everyone has two cycles of the hour hand on the clock, so no one is actually short of time. It's just… what's their bigger concern? And what’s ridiculous is, these days, I've been in the same situation! The other day I listed a ton of must-do activities to set out this summer, but I still don’t have any clue how to fit them into my daily routine.


Okay, so all I need to do is to cut the Gordian knot. I started learning about time management methods, and this topic is intriguing beyond my imagination!


The history of the concept "time management" started in 1911, when the book "The Principles of Scientific Management", completed by Frederick Winslow Taylor and his collaborators Frank and Lillian Gilbreth, was published and became the first publication in the field.


Nowadays, we can easily find a bunch of time efficiency books. For a rockie like me, perhaps Brian Tracy's "Eat that frog" is quite suitable and concise. What if the first thing I do on the day is eat a frog? Sounds so frightening, right? But the good thing is 1, I'll be relieved that I've finished the worst task and 2, the frog won't sit there all day, glaring at me menacingly. Wow, “Eat that frog” didn't cause me any trouble to perceive it, and it taught me a lot about procrastination! In addition, I am also looking to read "168 Hours: You Have More Time Than You Think" by Laura Vanderkam and "The 4-hour workweek" by Timothy Ferris (my friend recommended that this book is considered a classic).


Digging deeper, I also discovered helpful methods for effective time controlling. I especially adore the "matrix" of author Stephen Covey, developed based on the regulations of Former US President Dwight D. Eisenhower. In that matrix, we have to set up 2 columns "Urgent" and "Not Urgent", with 2 rows of "Important" and "Not Important". Combining those items, we come up with the following formulas:

~ Urgent + Important = Deadline, Problems arising

~ Not urgent + Important = Quality time (usually for sports, hanging out with relatives,...)

~ Urgent + Not Important = Distracting. For example, a sudden phone call.

~ Not urgent + Not important = Tiny things. But I found that this is the section that I have spent the most time on. Poring over the news, Netflixing, etc. Gotta quit right now!


In addition, there are many other tools for time management. Anyone can easily name some such as Pomodoro, Rapid Planning, Time Blocking,... Each technique has its own speciality, so I have designed some small tests and found the most suitable ones.


Ah, and one more thing, diary! How to record my progress? Previously, I used to use Google Calendar with Keep, but I am getting used to a beautiful Bullet Journal so that I can boost my creativity. People also seek support from other apps on mobile phones to help them stay focused and keep track of their work progress. Notion, Forest, Trello, Toggl, Focus, Rabbit, Rescue Time, etc. The app “Stay Free” can also remind me of how much time I spend on my phone every day!


Haizz, after summarizing it for a while, I think maybe it's not that difficult to have a disciplined, planned life without stress. Every fragment of time this summer, I will make good use of! Now I'm going to start organizing my schedule for next week, bye-bye!


---------------------------------------

Trân trọng cảm ơn các NGƯỚC NGẦU:

Content Creator: An Châu

Designer: Diệu Hằng

---------------------------------------

SỰ KIỆN SONG SONG:

1, NGƯỚC KEY INITIATIVES | ENVIRONMENTAL WORKSHOP "HEAL YOURSELF TO HEAL THE WORLD"

- Thời gian: 9:00 - 11:00 AM 24/07/2022 (Chủ Nhật)

- Link đăng ký: https://www.nguoc.org/.../workshop-heal-yourself-to-heal...

2, LOOKUP Model Project | MỞ ĐƠN ĐĂNG KÝ LOOKUP CALLER

- Thông tin mở đơn đăng ký LOOKUP Caller: bit.ly/lookupcaller

- Thời gian: không thời hạn

----------------------------------------

NGƯỚC - YOUTH LOOK UP!

Fanpage: www.fb.nguoc.org

Instagram: www.ins.nguoc.org

Email: youthlookup@nguoc.org

Website: www.nguoc.org

LinkedIn: www.linkedin.nguoc.org

Youtube: www.youtube.nguoc.org

TikTok: www.tiktok.nguoc.org




61 views0 comments

Recent Posts

See All

Comentarios


bottom of page