top of page
Writer's pictureNNAdmin NGƯỚC Organization

| SELF-LEARNING |

Updated: Dec 19, 2021


“I know that I know nothing” - Socrates


Have you ever asked; What exactly is learning and how to learn effectively? If you ever search that question on the internet, you would probably find numerous answers on different learning methods and skills. However, today, we're going to talk about learning from a broader and longer-term perspective, discovering the very top layers of the iceberg. In the book "Tôi tự học", Thu Giang Nguyễn Duy Cần mentions three learning practices a person needs to understand to achieve further academic success. The three practices are broad learning, deep learning, and the ability to doubt what you learn.


When talking about deep learning, Nguyễn Duy Cần referred to it as "professional" learning - meaning that learners will study a field thoroughly. The question here is if professionals have only studied one area for their entire career, how can they have a say when discussing other fields? If a chemist spends his entire life studying chemistry, can we trust him when he talks about politics or history? If a person only listens to pop music all their life, it would be a pity that they have never heard classical, rap, or country music. But saying that doesn't mean I disavow scientists. It would be so wonderful for you to persistently research and achieve success in your field, contributing to mankind


The second factor is broad learning. Broad learning does not mean reading a few articles or a book about a field then claiming we know it all. Also, broad learning doesn't mean that we have to be experts in all fields. It is about you spending time exploring and learning different matters besides your specialized study. For the subject you love, you'll study it from the root to more advanced levels (if you are still passionate enough) and never be superficial with it. Superficial learning is when you passively accept the knowledge without considering whether the information is correct or who is the author of the writings. For example, If you think you take great interest in Psychology, ask yourself questions about the history of Psychology or the four popular branches and the giants in those branches. Those are questions I think every psychology enthusiast should know. Similarly, try to ask yourself the most intrinsic questions about the field you think you're interested in and see how much you know about it.


Besides practicing those two factors, you must always be skeptical of what you learn. Before receiving any knowledge, check if the material you are studying is objective or how reputable your teacher is in the field. Note that not everything someone has ever said or written will always be true regardless of who they are. The key is to practice asking questions and comparing your knowledge to what you're learning. One suggestion for you is to study and apply critical thinking, as it is an effective tool to help you have a broader and more objective view of all issues.


I know to apply all these keys in learning is very difficult and requires a lot of effort and perseverance. But after all, on the journey to knowledge, I believe you will gradually escape the prison of the mind and towards freedom.


Reference: “Tôi tự học” - Thu Giang, Nguyễn Duy Cần


----------------------------


| TỰ HỌC |


“Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả” - Socrates


Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi “Học là gì và học như thế nào” chưa? Nếu gõ những dòng này trên internet, có thể bạn sẽ nhìn thấy vô vàn câu trả lời về các phương pháp hay kinh nghiệm học tập khác nhau. Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ bàn về việc học dưới một góc nhìn rất khác, bao quát hơn, lâu dài hơn, như tầng trên cùng của tảng băng chìm về sứ mạng học tập cao cả. Trong quyển sách “Tôi tự học”, Thu Giang Nguyễn Duy Cần đề cập đến ba việc học mà một người học nào muốn tiến xa hơn trên con đường học vấn cần phải nghiêm túc, kiên trì rèn luyện, chính là: học sâu, học rộng và luôn nghi ngờ những điều mình học.


Nói về cái học sâu, Nguyễn Duy Cần gọi đó là cái học “chuyên môn”, nghĩa là người học sẽ nghiên cứu, tìm hiểu rất tường tận, sâu sắc về một lĩnh vực. Vấn đề được đặt ra là nếu nhà chuyên môn suốt đời họ chỉ biết một lĩnh vực, vậy liệu họ có thể bàn luận về những lĩnh vực khác được xác đáng hay không? Ví như nhà hóa học cả đời chỉ tận tụy nghiên cứu hóa, vậy ta có thể tin tưởng mỗi khi họ bàn luận về chuyện chính trị hay lịch sử? Nếu một người cả đời chỉ nghe nhạc pop, họ không bận tâm lắng nghe gì đến các thể loại nhạc cổ điển, rap hay đồng quê thì thật là đáng tiếc. Và điều đó không có nghĩa là tôi phủ nhận những nhà khoa học. Nếu bạn có thể kiên trì nghiên cứu và gặt hái được thành công trong lĩnh vực của mình, đem đến thành quả lớn lao cho nhân loại thì thật ý nghĩa và tuyệt vời biết bao.


Nguyên tố thứ hai là học rộng, học rộng không có nghĩa là mỗi lĩnh vực chúng ta đọc vài bài viết, một cuốn sách và ta nghĩ mình đã biết tất cả. Học rộng cũng không có nghĩa rằng chúng ta phải là nhà chuyên môn trong tất cả lĩnh vực, trừ khi bạn muốn trở thành nhà bác học. Học rộng là bạn tìm tòi, học hỏi về những lĩnh vực khác bên cạnh cái học chuyên môn của mình. Đối với vấn đề bạn yêu thích, bạn sẽ nghiên cứu nó từ cơ bản nhất cho đến nâng cao hơn (nếu bạn vẫn còn đủ say mê nó), là không bao giờ hời hợt với nó. Hời hợt nghĩa là khi bạn tiếp thu kiến thức một cách bị động mà chẳng buồn xem xét rằng thông tin đó có đáng tin cậy hay không, tác giả viết ra điều bạn học là ai,... Lấy ví dụ đơn giản, nếu bạn nghĩ rằng mình rất yêu thích Tâm lý học, hãy tự trả lời những câu hỏi về: Lịch sử của Tâm lý học, bốn nhánh phổ biến và những nhân vật tiêu biểu của những nhánh này,... Đó là những câu hỏi căn bản mà tôi nghĩ người yêu thích Tâm lý học nào cũng nên biết. Tương tự, hãy nghiêm túc đặt ra cho bản thân những câu hỏi căn bản nhất về lĩnh vực mà bạn nghĩ là mình thích, và xem mình đã biết được bao nhiêu về nó.


Bên cạnh kết hợp hai yếu tố đó, bạn cũng phải luôn nghi ngờ trước những gì mình học. Trước khi tiếp nhận kiến thức nào, hãy kiểm tra xem tài liệu mình học có khách quan hay không, giáo viên của mình có uy tín như thế nào trong lĩnh vực đấy (nhưng lưu ý rằng không phải tất cả những lời mà một ai đó nói hay viết ra đều sẽ luôn đúng bất kể họ là ai đi chăng nữa). Điều cốt lõi là hãy tập cho mình thói quen đặt câu hỏi và so sánh, liên hệ xem kiến thức đó giống và khác gì với những điều mình đã từng học. Một gợi ý cho bạn là hãy rèn luyện Tư duy phản biện (Critical Thinking), vì nó sẽ là công cụ hữu hiệu giúp bạn có cái nhìn bao quát, sáng suốt và khách quan hơn trong mọi vấn đề.


Thực tế, việc áp dụng cả ba điều trên trong việc học là rất khó khăn và đòi hỏi vô cùng nhiều nỗ lực, bên cạnh đó còn là sự kiên trì và bền bỉ. Nhưng tôi tin rằng trên hành trình tìm đến tri thức ấy, chúng ta sẽ từng bước tháo bỏ xiềng xích của chính mình, hướng đến tự do.


Tham khảo: Tôi tự học, Thu Giang Nguyễn Duy Cần

-------------------------------------------

Trân trọng cảm ơn các NGƯỚC NGẦU:

Content Creators: Thanh Thanh

Designer: Bòng Méo

---------------------------------------------

NGƯỚC - YOUTH LOOK UP!

Fanpage NGƯỚC: www.fb.nguoc.org

Instagram NGƯỚC: www.ins.nguoc.org

Email: youthlookup@nguoc.org

Linkedin NGƯỚC: www.linkedin.nguoc.org





159 views2 comments

2 Comments


em CF ah ! Hay và rất bổ ích <3 <3

Like

Em cf ạ, hay và tuyệt lắm ạ, cảm thấy như bắt gặp mình đâu đó trong câu chuyện

Like
bottom of page